Chứng lở rộp môi


Chứng lở miệng do virus herpes simplex nhóm 1 gây ra. Chúng tạo nên những chùm mụn nước nhỏ ở trên các môi, đôi khi lan xuống cằm hay lên mũi hoặc hai má. Sự lây nhiễm xảy ra khi có tiếp xúc với người đã bị nhiễm virus herpes.

Tổn thương thường xuất hiện ở môi, vì môi là nơi thường xuyên tiếp xúc với mầm bệnh (qua hôn hít, lau khăn...) và niêm mạc môi mỏng khiến virus dễ xâm nhập các tế bào biểu mô hơn.
Khoảng 80% dân số có mang virus herpes trong người, nhưng chỉ khoảng 1/4 số đó có triệu chứng lâm sàng và bị tái phát. Virus herpes sẽ tồn tại vĩnh viễn trong cơ thể, tồn trú trong các hạch thần kinh và có thể khởi phát bệnh khi có yếu tố thuận lợi.

Chứng lở rộp môi 1

Bệnh khởi đầu với các triệu chứng báo hiệu ở môi như nóng rát, ngứa. Sau 12-24 giờ, xuất hiện những chùm mụn nước nhỏ li ti bằng đầu tăm trên nền da sưng đỏ ở trên hay quanh viền bờ môi (đôi khi có thể ở miệng, cằm, mũi, 2 má…), gây cảm giác đau, rát.

Những mụn nước này chứa dịch huyết thanh và sẽ chảy ra ngoài khi bị vỡ, rất dễ lây nhiễm cho những người khác. Trong thời gian này, các hạch cổ, dưới hàm có thể sưng to, đau và thường kèm các triệu chứng giống cảm cúm như sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi, đau họng, khó ăn uống…

Sau khoảng 1-2 tuần, các mụn nước sẽ tự khô đi (nếu không bị làm vỡ), đóng mày và sẽ lành nhanh chóng mà không để lại sẹo. Các mụn nước bị vỡ sẽ tạo thành các vết loét hay vết trượt, rồi cũng đóng mày và lành sau 10 ngày; nhưng chúng dễ bị bội nhiễm vi trùng và gây lây lan virus herpes nhiều hơn.
Lở môi do herpes rất dễ lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp khi vẫn còn các sang thương. Vì vậy, để tránh lây nhiễm, cần:

Chứng lở rộp môi 2

- Không chạm vùng có sang thương của mình vào người khác, như: hôn hít, sờ, chạm.
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn lau mặt, ly uống nước, chén-đũa-muỗng, son môi, phấn trang điểm và “khăn ướp lạnh”…
- Rửa tay sau khi thoa thuốc.
- Không sờ lên mắt.
- Cẩn thận khi trang điểm và tẩy trang. Không nên cố gắng dùng cream hay phấn trang điểm để che đi những mụn rộp hay vết lở vì sẽ dễ bị bội nhiễm vi trùng.
- Vết lở sẽ không còn gây lây nhiễm khi đã lành hoàn toàn và vùng da bị ảnh hưởng đã trở về bình thuờng.

Cách chăm sóc và điều trị tại nhà

- Vần súc miệng bằng nước muối pha loãng để để làm sạch, êm dịu vết thương và giảm nguy cơ bội nhiễm vi trùng.

Chứng lở rộp môi 3

- Nếu bệnh kéo dài, có biến chứng, cần có sự theo dõi của bác sĩ và dùng thuốc diệt virus. Dùng thuốc càng sớm càng tốt trong những trường hợp này (khi có triệu chứng báo hiệu).
Ở những bệnh nhân có ít nhất 6 đợt tái phát/năm, phải loại bỏ các yếu tố thuận lợi gây khởi phát và uống thuốc diệt virus thường xuyên, liên tục. Ngưng điều trị nếu chỉ còn ít hơn 2 đợt/năm.

- Thuốc thoa tại chỗ: Các loại thuốc màu (như Milian, Povidine) ngừa bội nhiễm, khô nhanh các vết trượt-lở. Bôi kem giảm đau Xylocaine và kem diệt virus (Acyclovir 5% hay Penciclovir 1%).
- Giảm căng thẳng, lo âu; tăng cường dinh dưỡng, nâng cao tổng trạng.

Tránh các loại thức ăn có nhiều arginine (một amino acid cần cho chu kỳ tái sinh của herpes) như dừa, đậu nành, đậu phụng, chocolate, cà-rốt… Nên ăn các loại thực phẩm mềm và nhạt như rau quả, trái cây, giá, thịt bò, cá, gà, pho-mát… để tránh kích thích các vết lở và các vùng da nhạy cảm xung quanh.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét