Hiển thị các bài đăng có nhãn Tác Dụng Của. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tác Dụng Của. Hiển thị tất cả bài đăng

Tác dụng của Nấm Linh Chi đối với sức khỏe

Tác dụng của Nấm Linh Chi đối với sức khỏe con người . Serum Nấm Linh Chi rất quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết rõ những tác dụng tuyệt vời của nó.


Tác dụng của Nấm Linh Chi đối với sức khỏe

Nấm linh chi đỏ là một loại Dược liệu quý hiếm. Theo sách "Thần nông bản thảo”, cách đây 2000 năm, Linh Chi đỏ được xếp vào loại "Thượng dược”, có tác dụng bồi dưỡng cơ thể và chữa bệnh xếp trên Nhân sâm. Đầu đời nhà Minh (1595), dựa vào màu sắc, Linh Chi được phân làm 6 loại (Lục Bảo Linh Chi) và chỉ có vua chúa, nhà giàu mới được dùng. Qua nhiều biến động của thiên nhiên, Linh Chi vẫn giữ được vai trò "Thượng dược” trong các loại thuốc Y học cổ truyền, có tác dụng tốt trong chữa bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho con người.

Không phải chỉ đến khi Tần Thủy Hoàng phái ngự y Lư Sinh tìm thuốc trường sinh bất tử ở biển Đông thì Linh Chi đỏ mới có mặt trong lịch sử y học. Từ nhiều ngàn năm nay nấm linh chi đỏ chiếm vị trí cao nhất trong cổ thư Trung Quốc. Vì thế, nó không còn xa lạ với thầy thuốc bốn phương và từ lâu đã có tên chính thức trong dược điển của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... như một phương thuốc trị ung bướu, chống lão hóa, phục hồi chức năng của các cơ quan trong cơ thể bị tổn thương, bị suy nhược…
nấm linh chi đỏ chiếm vị trí cao nhất trong cổ thư Trung Quốc


Nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Triều Tiên, Malaysia, Hoa Kỳ, Trung Quốc… đã đi sâu, nghiên cứu môi trường trồng Linh Chi đỏ với quy mô lớn để chế biến, sử dụng làm thuốc bổ, thuốc điều trị bệnh. Ở Việt Nam, nhà bác học Lê Quý Đôn (1720 –1784) đã từng đánh giá: nấm linh chi đỏ là sản vật quý hiếm của đất rừng Đại Nam, có tác dụng kiện não, bảo gan, cường tâm,bình vị, cường phế, giải độc, giải cảm… Theo quan điểm y học cổ truyền phương Đông, tác dụng của Linh Chi không thu hẹp ở một phủ tạng, mà tỏa ra toàn cơ thể,nâng đỡ tổng trạng cơ thể giúp con người trẻ lâu, sống thọ hơn. Trong những năm gần đây, do tính chất đặc biệt, Linh Chi đã được nghiên cứu, nuôi trồng và chế biến, dùng để bồi bổ sức khoẻ và điều trị một số bệnh như: Huyết áp, tim mạch,tiểu đường, gút (gout), thiểu năng tuần hoàn não, chống mỡ máu, suy nhược cơ thể,suy nhược thần kinh, bệnh gan, thận, đặc biệt thành phần polysarccharides có tác dụng hạn chế chế sự phát triển của các tế bào bất thường (tác nhân gây ung thư, ung bướu) nên Linh Chi còn được xem là loại thuốc bổ hỗ trợ trong việc ngăn ngừa hỗ trợ điều trị ung thư, ung bướu và hỗ trợ điều trị sau hóa trị, xạ trị…

Không chỉ được trọng dụng ở Á Đông, nấm linh chi đỏ hiện là một trong những đề tài nghiên cứu và ứng dụng nóng bỏng của ngành y dược Âu Mỹ. Đặc biệt là các nghiên cứu chuyên sâu trong việc sử dụng các chất chiết suất từ nấm linh chi lên các bệnh nhân ung thư, AIDS… Y học phương Tây ắt hẳn phải có động cơ chính đáng khi tìm về một dược liệu cổ truyền phương Đông. Tuy được xếp vào nhóm thuốc bổ thượng phẩm của Trung y nhưng giá trị bổ dưỡng của nấm linh chi đỏ không đồng nghĩa với tác dụng kiến tạo kiểu "vai u thịt bắp” mà miếng thịt hay quả trứng mang lại. Đã có không biết bao nhiêu người sử dụng Linh Chi cảm thấy khỏe hơn, ăn ngon, ngủ yên; nhưng khi phân tích thì Linh Chi không có chất đạm cần thiết cho cấu trúc của tế bào,không chứa chất cải thiện chức năng tiêu hóa, cũng không mang hoạt chất có tính an thần. Khả năng nâng đỡ tổng trạng cơ thể của nấm linh chi đỏ là một thực tế không thể chối cãi, không chỉ căn cứ vào cảm giác chủ quan của người bệnh, mà dựa trên các tiêu chuẩn khoa học khách quan với định lượng rõ ràng, theo kết quả của hàng trăm công trình nghiên cứu tại nhiều học viện từ Á sang Âu. Nếu vậy, nấm linh chi  đỏ tác dụng theo cơ chế nào?
giá trị bổ dưỡng của nấm linh chi


Cấu trúc độc đáo của nấm linh chi chính là thành phần khoáng tố vi lượng đủ loại (119 chất), trong đó một số khoáng tố như Germaniumhữu cơ, vanadium, crôm… hay các hợp chất polysaccharides và triterpenoids... đã được khẳng định là nhân tố quan trọng là liều thuốc bổ hỗ trợ điều trị ung thư, dị ứng, lão hóa, xơ vữa, đông máu nội mạch, giúp điều chỉnh dẫn truyền thần kinh,bảo vệ cấu trúc của nhân tế bào. Có căn bệnh nào hiện nay thoát khỏi ảnh hưởng của các yếu tố bệnh lý vừa kể?

Nếu dựa vào hàng trăm báo cáo chuyên đề trong các hội nghị quốc tế về hiệu quả của Linh Chi thì vấn đề đặt ra "nấm linh chi đỏ Việt Nam có tác dụng hay không” quả là thừa. Nếu căn cứ vào con số bệnh nhân từ Đông sang Tây đã và đang được điều trị rất hài lòng với Linh Chi, thì mọi thắc mắc về cơ sở khoa học của Linh Chi không còn cần thiết. Nhưng có một điều chắc chắn: nấm linh chi đỏ không phải là thần dược giúp sống lâu trăm tuổi, trẻ mãi không già như quảng cáo hoặc ảo vọng của bạo chúa họ Tần. Trên nền tảng tri thức khoa học, nếu biết cách áp dụng Linh Chi, đó sẽ là một trong các phương tiện hữu hiệu và an toàn để tăng cường sức đề kháng cơ thể trong cuộc sống đầy căng thẳng và ô nhiễm môi trường nặng nề của thời đại ngày nay.

Serum - Với thành phần độc đáo như vừa tả, nấm linh chi đỏ phục hồi cơ thể bằng cơ chế tác dụng gián tiếp. Trái với chức năng cung cấp dưỡng chất theo kiểu "thiếu thì bổ sung” của các loại thuốc bổ thông thường, Linh Chi hữu ích cho cơ thể nhờ chọn con đường vận hành khéo léo và linh động hơn nhiều qua kiểu đòn bẩy. Nó một mặt thanh lọc cơ thể toàn diện và đồng bộ qua tác dụng lợi tiểu và lợi mật, một mặt kích thích nhiều chuỗi phản ứng sinh hóa trong cơ thể nhờ vai trò xúc tác của khoáng tố vi lượng.  khéo léo đánh thức sức đề kháng của cơ thể để từ đó điều chỉnh các rối loạn chức năng, làm lành các tổn thương cơ quan, phục hồi hệ miễn dịch. Một khi hội đủ 3 điều kiện vừa kể thì cơ thể rất khó bệnh, con người chậm già. Người xưa đâu có quá lời khi xếp vào nhóm thượng dược cải lão hoàn đồng!
Vấn đề cuối cùng, đó là liệu nấm linh chi đỏ Việt Nam có tác dụng không hay phải là nấm linh chi đỏ nước ngoài thì mới nên thuốc? Một câu hỏi hoàn toàn có lý, vì không phải nấm nào cũng có nhiều dược tính tốt và điều trăn trở của người bệnh chính là làm sao tìm được Linh Chi đỏ có chất lượng thật tốt nhất và uy tín nhất.
nấm linh chi đỏ phục hồi cơ thể

Tác dụng caa nấm Linh chi

Tác dụng của nấm linh chi chống ung thư: nấm linh chi có chứa các hoạt chất kháng ung thư như triterpenes, một chất ngăn ngừa sự lan rộng của các khối u ác tính. Hợp chất đường đa phân tử polysaccharides giúp tăng cường chức năng miễn dịch và cũng là những chiến binh tiêu diệt ung thư.Trong một số nghiên cứu gần đây, linh chi được chứng minh là giúp “đánh bật” ung thư theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như thử nghiệm trên động vật, kết quả cho thấy linh chi có thể ngăn ngừa di căn.
Giãn mạch máu: Vì có chứa alkaloid(có chứa nito) và adenosine nên linh chi rất hữu dụng trong việc làm giãn mạch máu. Điều này đồng nghĩa với linh chi giúp mạch máu giãn nở, cho phép nhiều máu, oxi và chất dinh dưỡng đến khắp nơi trong cơ thể, thông qua đó giúp tăng năng lượng và giúp đẩy nhanh quá trình hàn gắn vết thương. Ngoài ra, linh chi cũng giúp giảm huyết áp.
Kháng khuẩn: Ngoài việc tăng cường chức năng miễn dịch, ganoderma còn có tác dụng kháng khuẩn, giúp chống lại các loại vi khuẩn và virut thường gặp như HSV-1, HSV-2, vi rút cúm, viêm miệng…
 Làm loãng máu: Ganoderma trong linh chi có tác dụng làm loãng máu, bởi vậy loại nấm này có thể được sử dụng để trị huyết áp cao và chứng kích động.
nấm linh chi trong làm đẹp

Tốt cho gan: Axit ganoderic trong nấm linh chi giúp trị các chứng bệnh liên quan đến gan ở người.
Tăng testosterone: Linh chi giúp cơ thể sản sinh ra hợp chất hữu cơ thành steroid. Điều này có nghĩa nó có thể giúp đẩy nhanh trạng thái đồng hóa, giúp cơ thể tái cơ cấu và củng cố, phát triển các cơ bắp. Đồng thời, loại nấm này cũng giúp ngăn chặn một loại enzyme chuyển đổi hoóc-môn testosterone thành dihydrotestosterone, lưu lại nhiều testosterone hơn trong cơ thể, qua đó tăng chức năng sinh dục.
nấm linh chi (Ganoderma lucidum) cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng kỳ diệu, nó vừa là thuốc an thần vừa là thuốc bổ, vừa có công dụng tăng cường hoạt động miễn dịch, đồng thời giúp trẻ hóa và cân bằng cơ thể.

Nấm Linh Chi là một loại siêu thảo dược, không có bất cứ một loại thuốc bổ nào dù Đông y hay Tây y nào có thể so sánh, do cùng lúc chứa nhiều hoạt chất quý hiếm như Polysaccharides, Triter-penoids (axit ganoderic), ganopoly, lanostan, và germanium (hàm lượng nhiều gấp 18,4 lần Nhân sâm)

Ngoài ra nấm Linh Chi đỏ còn chứa nhiều dược chất thiết yếu khác như carbohydrate, axit amin, protein, steroid, các chất béo, chất xơ, alkaloid, glucoside, dầu dễ bay hơi, vitamin B2 (riboflavin), acid ascorbic, acid fumaric, aminoglucos, ergosterol, nitol, coumarin, alkaloid, lacton và các enzym khác nhau.. Nó cũng chứa các khoáng chất như canxi, kẽm, magiê, đồng, coumarin, mannitol..vv

Nhờ sự đa dạng của các hoạt chất quý hiếm, nấm Linh chi có tác dụng chữa trị rất nhiều chứng bệnh khác nhau.
Nấm Linh Chi đỏ có tác dụng điều trị bệnh cao huyết áp, do axit ganoderic làm giảm lipoprotein và triglyceride (một dạng mỡ máu), giúp giảm cholesterol toàn phần và LDL-cholesterol.

Nấm Linh chi giúp ngăn chặn bệnh mạch vành và các bệnh về tim mạch, do nó chứa một hàm lượng cao các chất trợ tim như steroid, axit ganoderic, coumarin, mannitol, tritepernoids. Trong đó tritepernoids tác dụng ngăn chặn kết dính tiểu cầu, điều trị và phòng ngừa các chứng bệnh liên quan đến tim mạch. Nấm Linh chicũng có công dụng chống thắt ngực, đau ngực, đánh trống ngực, và giảm các bất thường xuất hiện trên điện tâm đồ.

Nấm Linh Chi có tác dụng chữa bệnh tiểu đường rất tốt so với rosiglitazone và metformin (thành phần thuốc trị đái tháo đường truyền thống). Chất proteoglycan giúp khắc phục chứng hạ đường huyết lúc đói kèm cường insulin.

Các polysaccharide gia tăng khả năng sản xuất cytokine mô, đại thực bào và tế bào lympho T, kích thích hoạt động của đại thực bào để sản sinh TNF-alpha, IL-6, và interleukin (tác dụng diệt tế bào ung thư). Ngoài ra, việc sản sinh interferon gamma (IFN) từ tế bào lympho T cũng gia tăng mạnh do tác động của PSG. Polysaccharide cũng ức chế sự gia tăng của tế bào khối u JTC -26, một dòng tế bào ung thư của người. Nấm Linh Chi cũng thường được sử dụng trong giai đoạn hóa trị và xạ trị.
Chất tritepenoids trong nấm Linh Chi đỏ còn có tác dụng khử gốc tự do, chống oxy hóa, giúp cơ thể trẻ lâu, gia tăng tuổi thọ.

Ganopoly làm giảm mức độ của virus siêu vi B (HBV). Đây là loại virus vừa khó điều trị, vừa dễ tái phát sau điều trị.

Hoạt chất Lanostan trong nấm Linh Chi có công dụng kiểm soát và cân bằng hóa chất trong cơ thể, ức chế histamin, thúc đẩy chức năng tuyến thượng thận.


Danh sách tóm tắt các tác dụng của nấm Linh Chi trong điều trị, lược dịch từ Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ

  • Bảo vệ và tăng cường chức năng của gan. Chữa các bệnh về gan, viêm gan mãn tính, gan nhiễm mỡ, viêm thận, viêm phế quản
  • Ngăn chặn quá trình lão hóa. Chống oxi hóa tế bào. Khử các gốc tự do. Làm trẻ hóa cơ thể, gia tăng tuổi thọ. Chống các bệnh thường gặp ở tuổi già.
  • Điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày, tá tràng
  • Điều trị bệnh tiểu đường
  • Chống béo phì, giúp giảm cân hiệu quả
  • Chống ung thư, kháng siêu vi
  • Trợ tim, chống xơ vữa thành động mạch
  • Tăng cường hoạt động của nang thượng thận
  • Giúp an thần chống suy nhược thần kinh kéo dài
  • Trị các chứng chán ăn, mất ngủ
  • Ổn định huyết áp
  • Trị đau nhức, mệt mỏi, viêm khớp

Tiêu chuẩn chọn nấm linh chi đỏ

nấm linh chi đỏ chất lượng tốt thì hai mặt không bị mọt, mặt dưới có màu từ vàng chanh nhạt đến trắng. Mặt dưới nấm linh chi đỏ có màu vàng nghệ thường không tốt và thường đây là loại nấm linh chi đỏ Trung Quốc, nấm linh chi đỏ màu vàng nghệ không phải là màu tự nhiên của nấm. Nếu dùng nấm linh chi đỏ nấu nước uống, nên chọn nấm linh chi đỏ có kích thước vừa phải, đường kính 8-20 cm.  Ở kích cỡ này, nấm linh chi chưa bị hóa gỗ hoàn toàn, hàm lượng các hợp chất polysaccharides và triterpenoids còn cao nên dễ ly trích khi nấu trong nước.Các công ty dược phẩm trên thế giới khi chiết xuất hoạt chất của nấm linh chi đỏ để sản xuất dược phẩm cũng chỉ dùng nấm theo tiêu chuẩn trên.

Video Tác dụng của nấm Linh Chi đối với sức khỏe và làm đẹp :

Tác dụng của cây chó đẻ - Diệp hạ châu

Tác dụng của cây chó đẻ - Diệp hạ châu

Cây chó đẻ có vị ngọt, nhầy nhậy đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, thanh càn, điều kinh, thông huyết mạch, sát trùng, tốn ứ, hạ nhiệt… dùng làm thuốc chữa các bệnh đau gan, sốt rét, đau thận, đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh đường tiết niệu, đau dạ dày, bệnh hoa liễu, vàng da, sỏi thận, sỏi mật.
Tác dụng của cây chó đẻ - Diệp hạ châu

Diệp hạ châu cao từ 30 đến 60cm, thân nhẳn, mọc thẳng đứng, lá mọc so le, phiến lá thon nhỏ dài từ 5 đến 15mm, rộng từ 2 đến 5mm. cây chó đẻ mọc hàng năm ở  khu vực nhiệt đới, là loại cỏ mọc hoang có thể tìm thấy nhiều nơi  khắp nước ta. Theo Đông y, Diệp hạ châu vị  đắng, hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh Can lương huyết, lợi tiểu, sát trùng, giải độc.

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Phyllanthi, thường gọi là Diệp hạ châu.

Nơi sống và thu hái: Loài cây liên nhiệt đới, phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, các nước Ðông Dương. Ở nước ta, cây mọc hoang khắp nơi, thường thấy ở các bãi cỏ ruộng đất hoang, tới độ cao 500m. Thu hái toàn cây vào mùa hè thu, rửa sạch, thái ngắn, dùng tươi hay phơi héo, bó lại phơi trong râm để dùng.

Tính vị, tác dụng: Cây chó đẻ răng cưa có vị ngọt hơi đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng, tán ứ, thông huyết, điều kinh, thanh can, sáng mắt, làm se và hạ nhiệt. Người ta cũng đã nhận thấy tác dụng diệt khuẩn và diệt nấm rõ rệt của acid phenolic và flavonoid trong Chó đẻ răng cưa, Coderacin dùng chế thuốc nhỏ mắt và thuốc mỡ tra mắt, nó có khả năng diệt một số vi khuẩn, nấm và mốc, chủ yếu là các mầm gây bệnh đối với mắt.

Thường được dùng chữa đau yết hầu, viêm cổ họng, đinh râu, mụn nhọt, viêm da thần kinh, lở ngứa, sản hậu ứ huyết, trẻ em tưa lưỡi, chàm má. Còn dùng trị rắn cắn. Liều dùng 8-16g cây khô sắc nước uống, hoặc dùng cây tươi giã chiết lấy dịch uống hoặc vắt lấy nước bôi và lấy bã đắp. Cây tươi còn có thể giã nát đắp chữa các đầu khớp sưng đau.


Thành phần hoá học: Trong cây có các acid, các triterpen một vài alcaloid và các dẫn xuất phenol. Gần đây, từ lá, người ta đã trích được acid ellagic, acid gallic, một acid phenolic và một flavonoid; chất thứ nhất không tan trong nước, các chất sau tan trong nước nóng; còn có một chiết xuất tinh gọi là coderacin.


Từ 2.000 năm nay, y học cổ truyền của nhiều dân tộc đã sử dụng Diệp hạ châu chữa vàng da, lậu, tiểu đường, u xơ tuyến tiền liệt, hen, sốt, khối u, đau đớn kéo dài, táo bón, viêm phế quản, ho, viêm âm đạo, khó tiêu, viêm đại tràng... Nó còn được đắp tại chỗ chữa các bệnh ngoài da như lở loét, sưng nề, ngứa ngáy...

Ở Trung Quốc, người ta dùng Chó để răng cưa để chữa: 1. Viêm thận phù thũng; 2. Viêm niệu đạo và sỏi niệu đạo, viêm ruột, lỵ, viêm kết mạc, viêm gan; 3. Trẻ em cam tích, suy dinh dưỡng.

Tại các vùng khác ở Nam Mỹ, Diệp hạ châu được sử dụng rộng rãi để trị viêm gan B, viêm túi mật, thận, thống phong, sốt rét, thương hàn, cúm, cảm lạnh, kiết lỵ, đau dạ dày, mụn nhọt, lở loét, ung độc. Nó còn được sử dụng như một thuốc giảm đau, kích thích ngon miệng, kích thích trung tiện, tẩy giun, lợi tiểu, điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ...

Tại nhiều nước châu Á (như Ấn Độ, Malaixia...), người dân cũng dùng cây chó đẻ để chữa viêm gan, vàng da, hen, lao, kiết lỵ, lậu, viêm phế quản, viêm da, viêm đường tiết niệu, giang mai.

Người Peru tin rằng Diệp hạ châu có tác dụng kích thích bài tiết nước mật, tăng cường chức năng gan và dùng nó để điều trị sỏi mật, sỏi thận. Họ xé vụn cây thuốc, đun sôi (như cách sắc thuốc của Việt Nam), cho thêm chút nước chanh, chia uống 4 lần trong ngày. Nó cũng được dùng chữa viêm bàng quang, vàng da phù, rối loạn tiêu hóa, đau bụng kinh. Người Brazil, Haiti cũng dùng cây thuốc này để chữa các bệnh tương tự.

Ở Ấn Độ người ta dùng toàn cây như là thuốc lợi tiểu trong bệnh phù; cũng dùng trị bệnh lậu và những rối loạn đường niệu sinh dục và làm thuốc duốc cá. Rễ cây dùng cho trẻ em mất ngủ. Ở Campuchia, người ta dùng cây sắc uống, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác trị các bệnh về gan, trị kiết lỵ, sốt rét. Ở Thái Lan, cây được dùng trị các bệnh đau dạ dày, bệnh hoa liễu, vàng da, trĩ và lỵ. Cây non được dùng làm thuốc ho cho trẻ em.


Diệp hạ châu giải độc gan và chữa viêm gan siêu vi B.

Diệp hạ châu được Đông y sử dụng như 1 loại thuốc thanh Can lương huyết, giải độc sát trùng từ lâu đời.  Tuy nhiên, tác dụng giải độc gan và chữa viêm gan siêu vi B chỉ mới được các nhà khoa học lưu ý từ những năm 1980s về sau.  Nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật bản và Ấn độ đã cho biết họ đã phân lập được những hợp chất trong cây chó đẻ có khả năng chữa bệnh viêm gan như phyllantin, hypophyllantin và triacontanal.  Tác động chống virus siêu vi B được báo cáo lần đầu tiên tại Ấn độ vào năm 1982. Sau đó, một báo cáo trên tạp chí Lancet vào năm 1988 cũng xác định tác dụng này.  Theo báo cáo này 2 nhà khoa học Blumberg và Thiogarajan đã điều trị 37 trường hợp viêm gan siêu vi B với kết quả 22 trong số 37 người đã đạt được kết quả âm tính sau 30 ngày dùng Diệp hạ châu. Ðối với viêm gan siêu vi, cây chó đẻ có khả năng làm hạ men gan, tăng cường chức năng gan và ức chế sự phát triển của virus.  Theo các nhà khoa học, những tác nhân gây viêm gan hoặc hoại tử tế bào gan thường bắt đầu từ sự gia tăng quá trình peroxide hoá lipid ở màng tế bào.  Do đó, bảo vệ gan phải bắt đầu từ những chất chống oxy hoá có tính năng ức chế qúa trình nầy. Diệp hạ châu có hàm lượng những chất chống oxy hoá hướng gan[iv] có khả năng ức chế rất mạnh quá trình peroxide hoá ở gan.  Ngoài ra, những chất nầy còn làm gia tăng hàm lượng Glutathione  ở gan làm giảm hoạt động các enzym SGOT và SGPT trong những trường hợp viêm gan siêu vi đang tiến triển.

Viêm gan siêu vi B là 1 căn bệnh nguy hiểm đang ảnh hưởng đến trên 300 triệu người trên thế giới mà sự chữa chạy bằng tây y rất tốn kém kể cả những phản ứng phụ không thể tránh được.  Do dó, sử dụng Diệp hạ châu là một giải pháp đáng lưu ý. Trên thực tế, cây chó đẻ thường được sử dụng phối hợp với một số thảo dược khác. Điều nầy vừa làm tăng tác dụng chữa bệnh vừa làm dung hoà bớt tính mát của Diệp hạ châu. Hiện nay, trên thị trường cũng đã có nhiều sản phẩm cây chó đẻ dưới hình thức trà, thuốc viên hoặc độc vị hoặc có phối hợp với một số vị khác.  Một số trường hợp chỉ cần dùng độc vị Diệp hạ châu cũng chữa khỏi viêm gan.  Điều quan trọng là cần có sự phối hợp của chế độ ăn ít mỡ, nhiều rau quả và năng vận động.

Trong cơ thể con người, gan có thể ví như 1 nhà máy lọc to lớn có chức năng giải độc cho cơ thể để duy trì các chức năng bình thường của tất cả các cơ quan.  Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, do môi trường ô nhiễm, do tâm lý căng thẳng và việc tiếp xúc với những hoá chất độc hại cũng như sử dụng nhiều loại  hoá dược, gan luôn luôn phải đối phó với nhu cầu cần được sơ tiết và giải độc.  Nhiều người cho rằng Diệp hạ châu là 1 trong những loại thực vật hàng đầu có thể đáp ứng được yêu cầu nầy.

Kinh nghiệm sử dụng ở nước ta thường phân ra 2 loại cây chó đẻ đắng và Diệp hạ châu ngọt. Diệp hạ châu đắng có dược lực cao hơn cây chó đẻ ngọt. Theo y học cổ truyền, vị đắng đi vào kinh Can, Đởm có tác dụng kích thích tiêu hoá, tăng tiết mật. Theo những nghiên cứu của y học phương Tây, Diệp hạ châu đắng  sẽ có nhiều chất chống oxy hoá thuộc nhóm xanthones hơn.  Do đó, dược tính cũng cao hơn.  Với Diệp hạ châu đắng, liều dùng trung bình từ 10 đến 20g mỗi ngày (dạng phơi khô).

Dưới đây là những tác dụng chữa bệnh của cây chó đẻ

- Chữa lở loét, vết thương không liền miệng: Dùng lá chó đẻ răng cưa. lá thồm lồm, liều bằng nhau. Ðinh hương 1 nụ, giã nhỏ đắp (Bách gia trân tàng).

- Chữa trẻ em tưa lưỡi: Giã cây tươi vắt lấy nước cốt, bôi (theo Dược liệu Việt Nam).

- Sản hậu ứ huyết: Dùng 8-16g cây khô sắc uống hằng ngày (theo Dược liệu Việt Nam).

- Chữa viêm gan, vàng da, viêm thận đái đỏ hoặc viêm ruột tiêu chảy, hoặc mắt đau sưng đỏ: Dùng cây chó đẻ 40g, mã đề 20g, dành dành 12g để sắc uống.

- Chữa ăn không ngon miệng, đau bụng, sốt, nước tiểu màu sẫm: Dùng cây chó đẻ 1g, nhọ nồi 2g, xuyên tâm liên 1g. Tất cả các vị thuốc trên phơi khô trong bóng râm và tán bột. Sắc bột thuốc này và uống hết ngay một lúc. Uống mỗi ngày 3 lần (y học dân gian Ấn Độ).

- Chữa mắt đau sưng đỏ, viêm thận đái đỏ, hoặc viêm ruột đi ngoài ra nước: Dùng cây chó đẻ răng cưa 40g, Mã đề 20g, Dành dành 12g sắc uống.

- Trị nhọt : Dùng một nắm cây chó đẻ với một ít muối giã nhỏ, chế nước chín vào, vắt lấy nước cốt uống, dùng bã đắp chỗ đau.

Chữa vết thương chảy máu: Dùng Chó đẻ răng cưa với vôi giã nhỏ, đắp vào vết thương (Bách gia trân tàng).

- Chữa sốt rét: Dùng cây chó đẻ 8g, thảo quả, dây hà thủ ô, lá mãng cầu ta tươi, thường sơn, dây gắm mỗi vị 10g, bình lang (hạt cau), ô mai, dây cóc mỗi vị 4g đem sắc với 600ml nước, còn 200ml, chia uống 2 lần trước khi lên cơn sốt rét 2 giờ. Nếu không hết cơn, thêm sài hồ 10g.

- Chữa viêm gan B: cây chó đẻ 30g, nhân trần 12g, sài hồ 12g, chi từ 8g, hạ khô thảo 12g, sắc (nấu) uống ngày 1 thang.

- Chữa xơ gan cổ trướng: cây chó đẻ sao khô 100g sắc nước 3 lần. Trộn chung nước sắc, thêm 150g đường, đun sôi cho tan đường, chia nhiều lần uống trong ngày (thuốc rất đắng), liệu trình 30 - 40 ngày. Khẩu phần hằng ngày phải hạn chế muối, tăng đạm (thịt, cá, trứng, đậu phụ).

- Chữa suy gan: cây chó đẻ sao khô 20g, cam thảo đất sao khô 20g. Sắc nước uống hằng ngày.

Lưu ý

Gần đây có một số thông tin cho rằng uống Diệp hạ châu có thể gây vô sinh.  Điều nầy có lẻ bắt nguồn từ 1 nghiên cứu về tác dụng ngừa thai của cây chó đẻ trên trên loài chuột của các nhà khoa học trường Đại học Gujaret ở Ấn độ.  Kết quả nghiên cứu cho thấy khi cho chuột uống cao toàn thân cây Diệp hạ châu liều 100mg/kg thể trọng đối với chuột cái[v] hoặc 500mg/kg thể trọng đối với chuột đực[vi] có thể tạm thời ức chế khả năng sinh sản trong thời gian thí nghiệm 30 ngày (chuột cái) hoặc 45 ngày (chuột đực). Sau khi ngưng uống cây chó đẻ, khả năng nầy phục hồi bình thường. Điều nầy khác với vô sinh. Hơn nữa chỉ mới là thử nghiệm ban đầu trên loài vật.  Tuy nhiên, những người đang muốn có con không nên dùng Diệp hạ châu.

Diệp hạ châu không có độc tính, độ an toàn cao ngoại trừ một số trường hợp đau cơ, co giật trong khi điều trị sỏi thận hoặc sỏi mật do quá trình tống xuất sỏi. Tuy nhiên, Diệp hạ châu có tính mát có thể gây trệ Tỳ, đầy bụng ở những người có Tỳ Vị hư hàn, dùng liều cao hoặc dùng lâu  ngày.  Do đó, những trường hợp nầy nên phối hợp với những vị thuốc có tính cay ấm để dung hoà bớt tính mát của Diệp hạ châu.

Video diệp hạ châu - cây chó đẻ :




Bài viết liên quan Tác dụng của cây chó đẻ - Diệp hạ châu :

Cây lược vàng chữa trị bệnh gì ?

Cây lược vàng chữa trị bệnh gì ?

Những kết quả nghiên cứu về cây lược vàng  mới đây của Viện Dược liệu cho thấy, cây lược vàng có phải là “thần dược” như mọi người vẫn nghĩ.
Cây lược vàng chữa trị bệnh gì ?


Cây lược vàng (tên khoa học là Callisi fragrans) được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian ở nước Nga và có thông tin cho rằng ở Nga, loại cây này được dùng để chữa viêm đường hô hấp, viêm răng lợi, viêm đường tiết niệu, bệnh dạ dày, đau xương khớp, tim mạch, huyết áp, thậm chí cả ung bướu... nhưng trên thế giới có rất ít các công bố khoa học về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây lược vàng.

Theo các nhà khoa học, với cây lược vàng, liều sử dụng trên súc vật thí nghiệm không phải là liều sử dụng cho người. Nếu so với liều dùng bình thường, như người dân sử dụng 5-6 lá/ngày thì liều độc gây chết (50%) thì phải gấp 1.000 lần như thế, điều này đồng nghĩa với việc người dân không nên xay cây lược vàng nhiều như rau má để uống.Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy cao chiết lá và thân lược vàng còn có độc tính cấp, gây chết chuột thí nghiệm ở liều uống cao tương đương với từ 2.100 - 3.000gr dược liệu tươi/kg thể trọng.

Kết quả nghiên cứu bước đầu này chưa thể khẳng định rằng người dân sử dụng với liều lượng 5 - 6 lá/ngày có bị ảnh hưởng đến sức khỏe hay không. Các nhà khoa học khuyến cáo khi chưa có kết luận cuối cùng về tác dụng chữa bệnh của cây lược vàng, người dân hãy thận trọng khi sử dụng loại cây vốn được đồn thổi là “thần dược” có thể chữa bách bệnh này.

Cảm nhận của người đã sử qua cây lược vàng để trị bệnh

Cách đây 3 năm, tôi rất khổ sở vì bị các căn bệnh quái ác hành hạ: Đau đầu thường xuyên, khi thì âm ỉ, lúc dữ dội xây xẩm mặt mày và ói mửa; nhức răng, răng sứt mẻ, lung lay; đau nhức khớp tay chân, đi lại rất khó khăn; viêm họng mạn tính, ho liên tục, thở khò khè, khó thở khi thời tiết thay đổi.

Đọc Báo Người cao tuổi thấy có giới thiệu 2 tập sách “Cây Lược vàng quý hơn vàng” đăng những bài viết của người đã dùng cây Lược vàng chữa khỏi các bệnh như bệnh của tôi và một số bệnh khác nữa. Tuy chưa tin lắm, nhưng “có bệnh thì vái tứ phương” nên tôi thử. Không ngờ cây Lược vàng đúng là “thần dược”. Từ năm 2010 đến nay, áp dụng theo những điều sách hướng dẫn, bệnh quái ác trong tôi dần bị đẩy lui, có bệnh khỏi hẳn.
Cảm nhận của người đã sử qua cây lược vàng để trị bệnh


Vì quá khổ sở do bệnh tật hành hạ, tôi liên tục đi bệnh viện. Nhưng bệnh tật chỉ thuyên giảm, độ 1 tháng sau lại tái phát. Có người khuyên đến bệnh viện Đông y chữa chạy. Nằm cả tháng, vừa uống thuốc, vừa châm cứu, tuy có đỡ nhưng vẫn không khỏi.

Cách sử dụng Lược vàng chữa trị bệnh của tôi như sau:


Cách thứ nhất: Dùng Lược vàng xoa bóp 2-3 lần/ngày các khớp chân tay hay bị đau nhức.

Cách thứ hai: Lấy lá lược vàng tươi nhai ngậm thường xuyên, mỗi đêm ngậm từ 2 đến 3 lần.

Cách thứ ba: Lấy cả thân, lá cây Lược vàng cho vào cối giã dập, rồi ngâm với rượu trắng. Tỉ lệ 1kg Lược vàng ngâm với 2 lít rượu trắng. Ngâm độ 20 ngày, lấy ra lược bỏ bã, chờ cặn lắng chắt ra uống trước, mỗi bữa ăn 1 li nhỏ. Để dễ uống pha thêm một chút mật ong.

Nhờ Lược vàng, các bệnh đau đầu, nhức răng, nhức các khớp chân tay và viêm họng mạn tính đã khỏi hoàn toàn. Tuy bệnh đã khỏi, tôi vẫn thường xuyên dùng rượu Lược vàng trong bữa ăn tối (trước kia dùng cả 3 bữa), nhai ngậm lá Lược vàng vài lần mỗi đêm, xoa bóp các khớp bằng rượu Lược vàng.

Xin chia sẻ cách dùng cây Lược vàng chữa bệnh của tôi để những người chẳng may mắc bệnh giống tôi áp dụng, hết bị bệnh tật hành hạ.
Cách sử dụng Lược vàng chữa trị bệnh

Cây lược vàng chữa trị bệnh theo ý kiến của người chuyên môn

Theo tiến sĩ Trịnh Thị Điệp, đại diện nhóm nghiên cứu, về nguyên tắc, có độc tính không có nghĩa là không nên dùng. Vấn đề đáng quan tâm là liều dùng nào đạt được tác dụng dược lý mong muốn và liều dùng nào gây ảnh hưởng bất lợi. Trên thực tế một số loại thuốc có tính độc vẫn được dùng chữa bệnh nhưng phải đặt dưới sự theo dõi của bác sĩ. Với cây lược vàng, liều sử dụng trên súc vật thí nghiệm không phải là liều sử dụng cho người. Nếu so với liều dùng bình thường mà người dân sử dụng là 5-6 lá mỗi ngày thì liều độc gây chết phải gấp 1.000 lần như thế. Điều này đồng nghĩa với việc người dân không nên xay cây lược vàng nhiều như rau má để uống.

Qua kết quả bước đầu này, nhóm nghiên cứu chưa thể khẳng định rằng người dân dùng 5-6 lá mỗi ngày có bị ảnh hưởng sức khỏe hay không. Theo tiến sĩ Điệp, nghiên cứu này chưa làm sáng tỏ tác dụng chữa bệnh của lược vàng nhưng cũng cho thấy, cây phải chứa các thành phần có hoạt tính sinh học mạnh thì mới có ảnh hưởng rõ đến chuột thí nghiệm. Vì thế, Viện Dược liệu đã đề nghị Bộ Y tế cho tiến hành một đề tài nghiên cứu cấp Bộ để tìm hiểu về cây lược vàng đầy đủ hơn xem nó có tác dụng chữa bệnh không, hoạt chất của nó là gì. Khi chưa có kết quả cuối cùng, người dân nên thận trọng khi sử dụng lược vàng chữa bệnh.
Để chữa bệnh đường hô hấp trên cháu nên đưa con đi khám ở Khoa Nhi tại các BV gần nhất.

Tags : Tac dung cua cay luoc vang , cay luoc vang tri benh , cay luong vang ngam ruou

Video về cây lược vàng chữa trị bệnh

 

  • cây lược vàng ngâm rượu
  • cây lược vàng chữa bệnh gì
  • cây lược vàng chữa bệnh tiểu đường
  • tác dụng chữa bệnh của cây lược vàng
  • cây lược vàng công dụng
  • cây lược vàng trị mụn

Tác dụng của Cây lược vàng với sức khỏe gia đình bạn

Tác dụng của Cây lược vàng với sức khỏe gia đình bạn

Cây lược vàng còn có tên khác là lan vòi - tên khoa học là Callisia fragrans. Tác dụng của Cây lược vàng đã được Viện Nghiên cứu Dược liệu - Bộ Y tế xác định thuộc họ thài lài có nguồn gốc từ Mexico.
Tác dụng của Cây lược vàng

Một số tác dụng nổi trội của cây lược vàng

- Lược vàng không có tác dụng giảm đau theo cơ chế thần kinh trung ương, không gây hạ huyết áp.
- Lược vàng có tác dụng chống viêm mạn, tác dụng giảm đau ngoại biên và ức chế một số dòng tế bào ung thư ở mức độ trung bình.
- Tác dụng chống ôxy hóa.
- Tác dụng tăng cường miễn dịch.
- Tác dụng kháng khuẩn, nhất là đối với những chủng vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp.
Cây lược vàng có tính mát, không độc, có thể sử dụng toàn bộ thân, lá, rễ làm thuốc.
Từ năm 2003, cơn đau khớp âm ỉ từ căn bệnh gút đã làm ông Thìn mất ăn Mất ngủ mỗi khi trở trời. Tháng 8-2008, nhờ người quen mách bảo về công dụng chữa bệnh của Cây lược vàng, ông xin về trồng. Dùng thân ngâm rượu bóp và lấy lá ăn sống hàng ngày. Sau 3 tháng, cơn đau biến mất, bắt đầu tăng cân; qua kiểm tra xét nghiệm máu, nồng độ A-xít Uric từ 625 Mol/l đã giảm chỉ còn 457Mol/l.
Một số tác dụng nổi trội của cây lược vàng
Mỗi ngày nên uống 3 chén nhỏ trước mỗi bữa ăn chừng 30 phút. Lá và thân cũng có thể phơi khô, pha uống thay chè. Nhìn chung, việc sử dụng Cây lược vàng được chế biến theo 2 dạng sản phẩm: dạng dùng uống bên trong là si-ro, rượu để xoa bóp ngoài
Theo kết quả kiểm chứng từ những bệnh nhân đã sử dụng, dược phẩm chế từ Cây lược vàng có thể chữa trị rất nhiều chứng bệnh như viêm họng, dạ dày, tá tràng, Đau lưng, khớp, bướu cổ di chứng não, tim mạch, huyết áp và xơ vữa động mạch, u nang buồng trứng, viêm nội tạng, Tiểu đường, ung bướu và các di chứng của bệnh tim mạch, các bệnh về răng miệng, xoa bóp chữa các vết thương bị tụ máu, chữa Đau lưng, nhức gân xương, thoái hóa khớp...
Tương truyền Cây lược vàng tác dụng như một “thần dược” chữa bách bệnh,từ cảm mạo thương hàn đến mỏi gối, Đau răng. Nghe đồn còn chữa cả... ung thư (?).
Việc chế biến và sử dụng Cây lược vàng có thể tiến hành theo các cách đơn giản như sau: rửa sạch Lược vàng tươi, dùng nhai, nuốt hoặc hấp cơm ăn từ 3 đến 9 lá mỗi ngày. Dùng thân cây tươi thái mỏng, ngâm rượu, sau chừng 1 tháng rượu sẽ đổi sang màu đỏ như rượu vang là dùng được.

Người chuyên môn nói gì về tác dụng của Cây lược vàng:

Bác sĩ Phùng Sĩ chia sẻ về tác dụng của cây lược vàng
Bác sĩ Phùng Sĩ Các, Chủ nghiệm CLB Hàm Rồng đưa ra kết quả khảo sát bằng phiếu thăm dò với kết quả khả quan: trong 115 bệnh nhân dùng lược vàng 32 người chữa khỏi bệnh viêm họng, viêm phế quản; 21 người khỏi bệnh đau khớp xương; 8 người khỏi bệnh đau dạ dày, tá tràng; 6 người khỏi bướu cổ, khỏe mạnh trở lại dù đã mắc ung thu di căn; 3 người khỏi cảm hàn, tê liệt chân tay... Đặc biệt, trường hợp bệnh nhân ung thu Trịnh Thị Chính, 52 tuổi, (trú tại số nhà 240, đường Đội Cung, phường Trường Thi, TP Thanh Hoá) từng bị trả về từ bệnh viện K do u nang buồng trứng di căn. Theo bác sĩ Phùng Sĩ Các, bà Chính về nhà trong tình trạng rất yếu, mạng sống chỉ tính bằng ngày.
Bác sĩ Phùng Sĩ chia sẻ về tác dụng của cây lược vàng
 - Chưa có bất cứ công trình khoa học nào nghiên cứu và đưa ra khẳng định chắc chắn về vấn đề này nhưng theo kinh nghiệm của rất nhiều người đã sử dụng thành công, thì Cây lược vàng có những tác dụng tích cực. Cũng không thể khẳng định là những bệnh nhân ung thư khỏi hoàn toàn khi sử dụng dược phẩm Lược vàng. Trên thực tế, việc hồi phục sức khỏe sau khi bị suy sụp, đã là dấu hiệu tốt, rất đáng mừng đối với các bệnh nhân. Còn việc các tế bào ung thư tái phát trở lại vào thời gian nào thì không thể biết trước.
Tuy nhiên chỉ sau vài tuần dùng rượu chế từ Cây lược vàng, bà Chính tăng cân trở lại, đến nay, sau 4 tháng từ ngày trở về từ bệnh viện K, sức khỏe của bà hồi phục như chưa từng có bệnh gì xảy ra.
Hiện chưa có ai khẳng định những dược chất chứa trong Cây lược vàng gồm những thành phần gì? Đa số đều dùng theo kinh nghiệm từ một tạp chí Sức khoẻ - Đời sống của Nga, do tác giả Vladimir - Ogarkov viết.
Theo tài liệu này, Cây lược vàng có tính mát, hạ huyết áp, không độc. Khi sử dụng có thể dùng lá ăn sống, toàn bộ thân rễ thì ngâm rượu uống, làm thuốc bóp
Cây lược vàng có khả năng hạ huyết áp. Do đó, khi sử dụng theo dạng uống như ngâm rượu, làm si-rô thì không nên uống với liều lượng quá nhiều, đề phòng tụt huyết áp
Tuy nhiên, những thông tin về Cây lược vàng chữa bệnh ung thư, dạ dày, ung bướu, đại tràng, đục thuỷ tinh thể, sỏi thận... cần có thời gian nghiên cứu của các hội đồng chuyên ngành mới có thể khẳng định một cách chắc chắn.

Tác dụng của Cây lược vàng theo bác sĩ đông y Nguyễn Văn Nghị (Bệnh viện y dược cổ truyền Đồng Nai)

Theo bác sĩ đông y Nguyễn Văn Nghị (Bệnh viện y dược cổ truyền Đồng Nai), Cây lược vàng (còn gọi là lan vòi) là cây thuộc họ thài lài, có tên khoa học là Callisia fragrans. Lược vàng còn là một loại cây cảnh, dễ trồng, dễ chăm sóc, có tác dụng chữa được nhiều loại bệnh.

Lược vàng có lá dài, nhiều tầng, thân bò, có hoa trắng dạng dây. Cây lược vàng là loại dược liệu khá an toàn. Tuy nhiên, không nên sử dụng lâu ngày, không sử dụng ở liều cao.

Bác sĩ Nghị cho biết thêm, tác dụng của Cây lược vàng đã được PGS.TS Phan Văn Kiệm (Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam) nghiên cứu và báo cáo kết quả nghiên cứu ban đầu về thành phần hóa học trên các bộ phận lá, thân, vòi cây. Những nghiên cứu này đã phát hiện và khẳng định Cây lược vàng có nhiều hoạt tính sinh học đáng chú ý như: kháng viêm, diệt tế bào ung thư, cải thiện tiểu đường, kháng khuẩn, chống loãng xương, chống loạn nhịp tim, chống viêm, giảm đau, chống ôxy hóa, bảo vệ thần kinh, cải thiện tiểu đường, kháng HIV, chống máu vón cục… Trong nghiên cứu của PGS.TS Nông Văn Hải (Viện trưởng Viện Nghiên cứu hệ gen) cũng phát hiện thêm Cây lược vàng còn có hoạt tính chống tiểu đường, giảm cholesterol, chống loãng xương, làm lành nhanh vết thương, bảo vệ gan, miễn dịch và chữa chứng đau dạ dày.

Cách sử dụng, chế biến có hiệu quả

Theo bác sĩ Nghị, Cây lược vàng có thể sử dụng được tất cả các bộ phận lá, thân và vòi. Để có thể dùng lâu dài, người dùng có thể sử dụng cả 3 bộ phận này xắt nhỏ, đem phơi khô, xao vàng rồi ngâm rượu; có thể nấu nước uống cả ngày như  dùng trà khô; hoặc có thể nhai sống nuốt lấy nước hoặc nuốt cả bã đều được. Tuy nhiên, dù là loại cây thuốc có nhiều tác dụng tốt, nhưng cũng không nên lạm dụng. Chỉ uống hoặc ăn trong thời gian cần trị những bệnh viêm nhiễm, không nên ăn, uống rượu ngân lược vàng kéo dài từ ngày nọ sang tháng kia. Lạm dụng sẽ gây tác dụng không tốt cho gan và thận.

 Video Tác dụng của cây lược vàng

Video Công dụng của câ lược vàng

TagsTac dung cua cay luoc vang , cay luoc vang tri benh , cay luoc vang ngam ruou


cây lược vàng chữa bệnh gì
cây lược vàng chữa bệnh tiểu đường
tác dụng chữa bệnh của cây lược vàng
cây lược vàng công dụng
cây lược vàng trị mụn

Quả Gấc - Tác dụng của dầu gấc thật bất ngờ

Tác dụng của dầu gấc thật bất ngờ Serum.vn muốn  chia sẻ

Dầu gấc được cho là có chức năng phòng chống thiếu vitamin, tăng khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng cơ thể, chống oxy hóa, chống lão hóa tế bào... Lượng beta-caroten của gấc cao gấp đôi cà rốt.
Tác dụng của dầu gấc thật bất ngờ Serum.vn muốn  chia sẻ


Trái Gấc là một cây thực phẩm đặc biệt của Việt Nam, có danh pháp khoa học momordica cochinchinensis, thuộc chi mướp đắng. Hoa có sắc vàng. Quả hình tròn, sắc xanh, khi chín chuyển sang đỏ cam. Vỏ gấc có gai rậm. Bổ ra mỗi trái thường có sáu múi, thịt gấc màu đỏ cam, hạt màu nâu thẫm. Ở Việt Nam có khoảng 3 loài thường gọi là gấc nếp, gấc tẻ và gấc lai.Trái gấc được sử dụng trong ẩm thực lẫn y học.

Trái Gấc là loại thực phẩm đã được sử dụng lâu đời ở nước ta, nhưng việc nghiên cứu cây này thì mới chỉ được nghiên cứu trong những năm gần đây.

Năm 1988 - 1989 trong khuôn khổ chương trình trọng điểm quốc gia nghiên cứu về các chất dinh dưỡng 64D03 do GS. Từ Giấy làm chủ nhiệm chương trình, TS. Phan Quốc Kinh và các cộng sự đã nghiên cứu các chế phẩm từ quả gấc để làm các chất bổ sung dinh dưỡng thuộc đề mục 64D0305B.

Từ năm 1941, bộ môn dược liệu Đại học dược Hà Nội đã bước đầu xác định màng đỏ bao quanh hạt gấc có chứa beta-caroten và một tỉ lệ dầu thảo mộc cao.

Lycopen có nhiều trong trái cây có màu đỏ như cà chua, đu đủ, càrốt, ổi ruột đỏ... Đặc biệt trong trái gấc, hàm lượng lycopen đã được kết luận cao gấp 70 lần cà chua. Một số nghiên cứu dịch tễ học của Mỹ về tác dụng của lycopen cho thấy ở những vùng người dân ăn nhiều loại trái có chứa lycopen thì tỷ lệ ung thư ống tiêu hóa (dạ dày, trực tràng, kết tràng…) thấp hơn những vùng người dân ăn ít hoặc không ăn. Tỷ lệ chết vì ung thư cũng giảm tới 50%.

Trong một nghiên cứu kéo dài 12 năm trên một nhóm đối tượng ăn ít nhất hai lần nước sốt cà chua/tuần, cho thấy nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt giảm 35%. Tác dụng này còn mạnh hơn ở những người ung thư đang tiến triển. Lycopen còn có tác dụng trong điều trị bệnh viêm gan, xơ gan, hạ huyết áp, rối loạn lipid máu, chống khô mắt, mờ mắt…
Trái Gấc là một cây thực phẩm đặc biệt của Việt Nam


Một số nhà khoa học Đại học y Hà Nội và Đại học dược Hà Nội thời đó đã chứng minh dầu màng đỏ bao quanh hạt gấc có tác dụng giống như vitamin A và có tác dụng tăng trọng cho súc vật và người.

Để chế thuốc, cần sấy hay phơi khô cả hạt và màng gấc (lớp cơm bao quanh hạt) cho đến khi cầm hạt không thấy dính tay nữa, tức đã se màng, thì lấy dao nhọn bóc lấy màng đỏ. Với màng này người ta dùng chế ra dầu gấc, mà thành phần chủ yếu là beta-caroten, lycopen, alphatocopherol…

Beta-caroten khi vào cơ thể sẽ biến thành vitamin A. Lượng beta-caroten của gấc cao gấp đôi cà rốt. Dầu gấc được cho là có chức năng phòng chống thiếu vitamin, tăng khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng cơ thể, chống oxy hóa, chống lão hóa tế bào, có tác dụng dưỡng da...

Năm 1951, GS.Nguyễn Văn Đàn đã mang dược liệu này sang nghiên cứu ở Đức và xác định ngoài beta-caroten thì phần này của quả gấc còn chứa lycopen một chất chống lão hóa mạnh nhất hiện nay.

Ngành dược Việt Nam đã sản xuất một số chế phẩm có chứa dầu màng gấc làm thuốc bổ, điều trị suy dinh dưỡng cho trẻ em và một số bệnh về mắt, đặc biệt, trong khoảng thời gian 20 - 30 năm gần đây, các bác sĩ đã sử dụng dầu màng gấc để phòng và điều trị một số bệnh ung thư ở Việt Nam.

Tác dụng - Công dụng của hạt gấc


Đông y gọi hạt gấc là "mộc miết tử" (con ba ba gỗ) vì nó dẹt, hình gần như tròn, vỏ cứng, mép có răng cưa, hai mặt có những đường vân lõm xuống, trông tựa như con ba ba nhỏ. Theo các sách cổ, nhân hạt gấc vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi độc, vào 2 kinh can và đại tràng, có tác dụng chữa mụn nhọt, tiêu thũng. Nó được dùng trong những trường hợp ngã, bị thương, sang độc, phụ nữ sưng vú, hậu môn sưng thũng.

Mới đây, khoa dược đại học Y dược TP.HCM đã có một nghiên cứu khoa học về thành phần dược tính của cao lỏng hạt gấc, trong đó xác định độc tính cấp LD50 (liều dùng hạt gấc khi cho chuột uống sẽ làm 50% bị chết), rất quan trọng để người bệnh và thầy thuốc lưu tâm khi sử dụng hạt gấc làm thuốc. Theo đó, dùng dưới liều 20g/kg không làm chuột chết, còn dùng trên 180g/kg tất cả chuột đều chết. LD50 tính bằng phương pháp Behrens và Karber là 92,27g bột hạt gấc/kg.
Tác dụng - Công dụng của hạt gấc


Nghiên cứu hiện đại cho biết trong nhân hạt gấc có 55,3% chất lipít (béo), 16,6% chất protit (đạm), 1,8% tanin, 2,8% xenluloza, 6% nước, 2,9% chất vô cơ, 2,9% đường, 11,7% chất khoáng… Ngoài ra còn có một lượng nhỏ các men photphotoba, invedaxa…

Chữa sang chấn đụng giập trong những trường hợp bị ngã, bị thương, tụ máu: Dùng hạt gấc đốt vỏ ngoài cháy thành than (nhân bên trong chỉ vàng, chưa cháy), cho vào cối giã nhỏ, cứ khoảng 30-40 hạt thì cho 400-500 ml rượu vào ngâm để dự trữ dùng dần. Dùng rượu ngâm hạt gấc bôi vào chỗ sang chấn, có tác dụng tốt gần như mật gấu.

Chữa chai chân (thường do dị vật găm vào da, gây sừng hóa các tế bào biểu bì ở một vùng của gan bàn chân, ảnh hưởng tới việc đi lại): Lấy nhân hạt gấc, giữ cả màng hạt, giã nát, thêm một ít rượu trắng 35-40 độ, bọc trong một cái túi nylon. Dán kín miệng túi, khoét một lỗ nhỏ rộng gần bằng chỗ chai chân, buộc vào nơi tổn thương, 2 ngày thay thuốc một lần. Băng liên tục cho đến khi chỗ chai chân rụng ra (khoảng 5-7 ngày sẽ có kết quả).

Trong nhân dân, nhiều gia đình có thói quen để dành hạt gấc sống hoặc đã qua đồ xôi. Khi cần đến thì chặt đôi đem mài với ít rượu hoặc giấm thanh để bôi chỗ sưng tấy do mụn nhọt, sưng quai bị; bôi nhiều lần trong ngày, cứ khô lại bôi; rất mau khỏi. Có người giã nhân hạt gấc với một ít rượu, đắp lên chỗ vú sưng, đắp liên tục, ngày thay thuốc 1 lần, rất chóng khỏi.

Kết quả nghiên cứu này tuy chưa thật sự toàn diện nhưng đã chứng m
inh nhận định hạt gấc có độc trong các sách thuốc đông y là có cơ sở. Mà đã có độc tính thì không thể muốn dùng bao nhiêu cũng được. Dùng bôi ngoài, liều lượng chỉ nên 2–4g/ngày, khi dùng phải nướng chín hạt. Mọi người cần tránh sử dụng hạt gấc làm thuốc dùng trong qua đường uống một cách bừa bãi, chưa có sự tư vấn của thầy thuốc, vì có thể ngộ độc.

Bài viết tác dụng của liên quan :


>>>>> Dầu Oliu - tác dụng của dầu oliu trong làm đẹp và sức khỏe
>>>>> Dầu dừa - Tác dụng của dầu dừa thật tuyêt vời

Video về dầu gấc:

)